Học tiếng Anh hiệu quả cùng Benative

Đến với Benative để học tiếng Anh hiệu quả cùng người bản xứ

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

10 bí quyết để học tiếng Anh tại nhà hiệu quả

Bạn hãy luyện tai bằng cách nghe tiếng Anh với tốc độ bình thường của người bản xứ, dù không thể hiểu hết nội dung. 

Không cần sống ở một nước nói tiếng Anh, bạn vẫn có thể thành thạo ngôn ngữ này, tùy vào phương pháp học tập. 

Biến tiếng Anh thành một phần cuộc sống hàng ngày

Khi ở nhà, bạn nên tập thói quen đọc báo, nghe radio, viết nhật ký, liệt kê danh sách thứ cần thiết mua khi đi siêu thị bằng tiếng Anh, hoặc nghe tiếng Anh bằng điện thoại trên đường đi làm bằng xe buýt.

10 bí quyết để học tiếng Anh tại nhà hiệu quả


Kết bạn với người bản xứ

Cơ hội để bạn gặp gỡ những người bản xứ đang sống cùng khu vực với mình khá cao. Bạn có thể đến các quán bar hoặc nhà hàng dành cho người nước ngoài, tham gia câu lạc bộ xã hội hoặc hoạt động thể thao, tìm người muốn trao đổi ngôn ngữ. Thậm chí, bạn có thể tình nguyện làm hướng dẫn viên ở một điểm du lịch hấp dẫn gần nhà để gặp người nói tiếng Anh từ khắp nơi trên thế giới. 

Tìm bạn học cùng

Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, kết bạn với một ai đó và thường xuyên gặp gỡ họ, bạn sẽ được truyền động lực học tập rất nhiều. Hai bạn nên sử dụng tiếng Anh khi trò chuyện và giúp nhau sửa lỗi.

Sử dụng nguồn tiếng Anh thực tế

Đọc sách giáo khoa tiếng Anh khiến bạn cảm thấy tẻ nhạt. Những cuốn sách viết cho người bản xứ thú vị hơn nhiều, dù ban đầu có thể là thử thách đối với bạn. Điều quan trọng nhất là sự kiên trì. Nếu bạn không thể tìm được sách hoặc tạp chí tiếng Anh, nguồn tin tức trên Internet sẽ rất hữu ích. 

Lên mạng

Thông qua mạng xã hội, bạn kết nối được với cả thế giới. Chỉ với vài cú click chuột, bạn có thể tham gia diễn đàn online, đăng ký một khóa học trực tuyến hay tìm được người trò chuyện hàng ngày bằng tiếng Anh. 

Lập mục tiêu thực tế

Lý do cụ thể khiến bạn muốn học tiếng Anh là gì? Bạn muốn thăng tiến trong công việc, trò chuyện với đồng nghiệp người nước ngoài, đi du học hay dành kỳ nghỉ tiếp theo ở một đất nước nói tiếng Anh? Bạn hãy đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tự theo dõi tiến trình để đạt hiệu quả cao nhất.

Nghe tiếng Anh ở tốc độ bình thường của người bản xứ

Những bài nghe thiết kế cho người học tiếng Anh có thể không giống với thực tế mà bạn bắt gặp ở ngoài. Do đó, bạn nên luyện tai bằng tốc độ bình thường của người bản xứ, ngay cả khi bạn không thể hiểu hết mọi thứ. Bên cạnh đó, bạn hãy thử xem phim, nghe nhạc mà không có phụ đề. Đừng ngại nghe đi nghe lại vài lần trước khi "bắt" được thứ gì đó thú vị hoặc một từ vựng bạn ít sử dụng. Những podcast tiếng Anh miễn phí trên mạng là nguồn học vô tận. 

Tìm cách học từ vựng không nhàm chán

Nếu thích hát, bạn hãy tìm từ vựng trong các bài hát tiếng Anh yêu thích, viết lên giấy nhớ và dán khắp nhà. Bạn có thể phát triển từ thành một câu hài hước hoặc vẽ hình ảnh bên cạnh từ đó để nhớ lâu hơn. 

Học về văn hóa

Học một ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở ngữ pháp và từ vựng. Bạn cần giao tiếp với những người có cách nghĩ, cách nói khác mình, do đó hiểu về văn hóa của đất nước họ cũng giúp bạn sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn. 

Tạo niềm vui khi học tập

Nhiều người từ bỏ việc học ngoại ngữ vì cảm thấy áp lực, nặng nề. Bạn hãy gắn nó với các trò chơi, giải câu đố, hát hò, đọc truyện tranh và không lo lắng quá nhiều về việc mắc lỗi. Mắc lỗi chính là cách tốt nhất để học tập hiệu quả. 

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Giáo viên bày 3 mẹo nhanh nhớ từ vựng tiếng Anh ôn thi lớp 10

Theo thầy Nguyễn Trung Nguyên, phân loại nhóm từ vựng, học thông qua kỹ năng dịch văn bản... giúp học tốt chuyên đề từ vựng.

Năm 2019 - 2020, ngoài hai môn thi Toán và Ngữ văn, nhiều tỉnh thành đã lựa chọn tiếng Anh làm môn thi chính thức (môn thi độc lập hoặc trong tổ hợp với các môn khác). 

Thầy Nguyễn Trung Nguyên, giáo viên tiếng Anh Hệ thống giáo dục Hocmai.vn cho biết, đến thời điểm hiện tại, theo thống kê sơ bộ, có không dưới 20 tỉnh, thành lựa chọn tiếng Anh là môn thi vào 10, trong đó có Hà Nội.

Với kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 9 ôn thi vào 10 nhiều năm, thầy Nguyên chỉ ra vấn đề lớn nhất của việc học sinh không đạt kết quả như ý ở môn này là bỏ bê phần từ vựng. "Các em thường dành nhiều thời gian để học cấu trúc ngữ pháp mà bỏ qua việc ôn luyện từ vựng, trong khi phần này chiếm tới 70% lượng kiến thức trong đề thi vào 10 môn tiếng Anh. Bên cạnh đó, việc học từ vựng không đúng cách khiến việc tiếp thu, nhớ không hiệu quả. Để học tốt chuyên đề này, học sinh cần nắm chắc các nhóm từ và phương pháp học phù hợp", thầy Nguyên nhấn mạnh.

Ôn thi vào lớp 10

Dưới đây là chia sẻ của thầy Nguyên về chiến lược học từ vựng tiếng Anh:

Phân loại các nhóm từ vựng

Việc phân loại sẽ giúp học sinh biết mình nên học gì và học như thế nào. Từ vựng tiếng Anh ôn luyện cho kỳ thi vào 10 cơ bản có thể chia thành hai nhóm: Nhóm từ vựng cơ bản và nhóm từ vựng theo sách giáo khoa.
Nhóm từ vựng cơ bản chiếm 80% trong đề thi tiếng Anh, bao gồm những từ sử dụng hàng ngày hoặc cần thiết với cuộc sống. Nhóm này bao gồm các chủ đề như gia đình, bạn bè, thời tiết, học tập, giao thông, hoạt động hàng ngày...
Nhóm từ vựng theo sách giáo khoa chiếm khoảng 20%, bao gồm các từ có trong bài đọc và chúng được phân chia theo từng bài trong sách.

Phân bổ thời gian cho việc học từ vựng

Tương đương với hai nhóm tự vựng trên, lượng từ vựng tiếng Anh cần học và ôn tập là rất lớn. Vì vậy, nếu không phân bổ thời gian hợp lý thì rất khó để có thể nhớ và vận dụng chúng. Học sinh cũng không thể học tất cả từ vựng trong vòng 2, 3 tháng mà cần bắt đầu ngay từ bây giờ để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào tháng 6 tới.Phân bổ thời gian cho việc học từ vựng


Bốn bước để học tốt từ vựng gồm lựa chọn chủ đề từ vựng cho mỗi tuần; liệt kê các từ vựng trong chủ đề đó. Đối với từ vựng nhóm cơ bản, học sinh có thể nhờ giáo viên liệt kê giúp hoặc liệt kê bằng tiếng Việt sau đó dịch sang tiếng Anh để dễ nhớ và đầy đủ. Đối với từ vựng nhóm sách giáo khoa, học sinh có thể dựa theo từ vựng giáo viên tổng hợp sau mỗi bài học, hoặc tìm kiếm từ mới trong các bài đọc ở sách giáo khoa.


Bước 3 là phân chia lượng từ vựng để học cho từng ngày trong tuần. Kinh nghiệm là các em hãy chia đều từ vựng và đặt mục tiêu số từng cần học mỗi ngày, tuần, tháng. Bước cuối cùng là học từ vựng hàng ngày. 

Ngoài ra, để nhớ một từ vựng lâu, học sinh phải lặp đi lặp lại nó nhiều lần. Học từ mới phải kết hợp với ôn tập từ đã học hàng ngày. Khi học, các em nên kẻ thành bảng với 4 trường thông tin như dưới để ghi nhớ kết hợp với vận dụng.

Chủ đềTừ vựngNghĩaCâu minh họa
Weather/ClimateWinterMùa đông- In winter, it is very cold.

Học từ vựng thông qua kỹ năng dịch văn bản

Có rất nhiều phương pháp học từ vựng hiệu quả, tuy nhiên, dịch văn bản là một trong những phương pháp hiệu quả nhất, học sinh có thể lựa chọn để thực hành. Các em có thể lựa chọn dịch văn bản tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại.

Bước 1: Lựa chọn văn bản tiếng Anh phù hợp. Học sinh có thể sử dụng ngay các bài đọc trong sách giáo khoa, bài đọc trong các đề thi vào 10 gần đây hoặc bài đọc tiếng Anh trong sách, báo chí khác.

Bước 2: Quan sát đoạn văn và phát hiện từ mới. Trước khi dịch, học sinh nên quan sát đoạn văn và gạch chân các từ mới. Sau đó sử dụng từ điển hoặc đoán để tìm nghĩa của các từ vựng đó.

Bước 3: Dịch đoạn văn sang tiếng Việt. Khi dịch, học sinh nên lựa chọn sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với hoàn cảnh và nội dung của đoạn văn.

Bước 4: Tóm lại nội dung đoạn văn vừa dịch bằng tiếng Việt, cụ thể là viết lại toàn bộ nội dung đoạn văn vừa dịch bằng cách tóm tắt lại.

Bước 5: Dịch bài tóm tắt sang tiếng Anh. Cuối cùng là tổng hợp từ vựng và kiểm tra lại bài dịch bằng tiếng Anh.

Sau khi dịch sang tiếng Anh, học sinh có thể nhờ thầy cô kiểm tra và góp ý cho bài đã làm. Cách học này không chỉ giúp các em học từ vựng mà còn rèn luyện cấu trúc ngữ pháp.

"Từ vựng là phần kiến thức khó nhưng hoàn toàn có thể đạt điểm cao ở phần này nếu các em chăm chỉ và có phương pháp học đúng. Với 3 lưu ý ở trên, học sinh có thể lên kế hoạch học cho thời gian còn lại để chuẩn bị tốt cho kỳ thi vào 10 trước mắt với môn tiếng Anh. Ngoài ra còn là sự chuẩn bị vốn từ cho việc học ở các lớp, cấp tiếp theo", thầy Trung Nguyên khẳng định.

Nguồn: vnexpress

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Cả nước thiếu hơn 11.000 giáo viên tiếng Anh và giáo viên Tin học

Hiện tại toàn quốc thiếu 10.143 giáo viên Trung học cơ sở một số môn nhưng vẫn thừa 12.165 giáo viên Trung học cơ sở môn khác.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 10/2018, số lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông như sau: Toàn quốc có 1.161.143 giáo viên mầm non, phổ thông (công lập 1.089.837, ngoài công lập 71.306).

Trong đó, mầm non: 309.770 (công lập 262.155, ngoài công lập 47.615); tiểu học: 395.848 (công lập 390.873, ngoài công lập 4.975); Trung học cơ sở: 305.815 (công lập 300.990, ngoài công lập 4.825); Trung học phổ thông: 149.710 (công lập 135.819, ngoài công lập 13.891).

Tỷ lệ giáo viên/lớp toàn quốc như sau: nhóm trẻ: 1,77 giáo viên/nhóm trẻ (thấp hơn so với định mức quy định là 0,73 giáo viên/nhóm trẻ), mẫu giáo: 1,68 giáo viên/lớp (thấp hơn so với định mức quy định là 0,52 giáo viên/lớp);

Tiểu học: 1,43 giáo viên/lớp (so với định mức quy định giáo viên tiểu học còn thiếu chủ yếu ở các môn ngoại ngữ, tin học);

Trung học cơ sở: 1,99 giáo viên/lớp (so với định mức quy định, giáo viên trung học cơ sở về cơ bản đủ tuy nhiên vẫn thừa, thiếu cục bộ);

Trung học phổ thông: 2,25 giáo viên/lớp (so với định mức quy định giáo viên trung học phổ thông về cơ bản đủ).
Hiện nay, toàn quốc thiếu khoảng 5.600 giáo viên tiếng Anh và 5.600 giáo viên Tin học ở tiểu học.
Hiện nay, toàn quốc thiếu khoảng 5.600 giáo viên tiếng Anh và 5.600 giáo viên Tin học ở tiểu học.


Còn theo báo cáo của các sở Giáo dục và Đào tạo, so với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng là: 75.989 người (mầm non: 43.732 người; tiểu học: 18.953 người; Trung học cơ sở: 10.143 người; Trung học phổ thông: 3.161 người. 

Riêng cấp Trung học cơ sở, hiện nay có tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các môn học ở một số cơ sở giáo dục, giữa các địa phương trong một tỉnh mà không điều tiết được và giữa các tỉnh/thành phố, nên đến thời điểm hiện tại toàn quốc thiếu 10.143 giáo viên Trung học cơ sở một số môn nhưng vẫn thừa 12.165 giáo viên Trung học cơ sở môn khác.

Tổng số cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông: 103.432 người (mầm non: 37.589, tiểu học: 34.635, Trung học cơ sở: 23.808, Trung học phổ thông: 7.400).

Cung theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thì chương trình ETEP sẽ bồi dưỡng trực tiếp cho đội ngũ 360 giảng viên sư phạm chủ chốt, 28.000 giáo viên và 4.000 cán bộ quản lý trường phổ thông cốt cán và bồi dưỡng thường xuyên qua mạng kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho gần 900 nghìn giáo viên và 70 nghìn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thông tin thêm rằng, nếu mỗi trường trung học phổ thông dự kiến bố trí 1 giáo viên Âm nhạc và 1 giáo viên Mỹ thuật cho chương trình giáo dục phổ thông mới thì cả nước cần đào tạo khoảng 2.700 giáo viên Âm nhạc và 2.700 giáo viên Mỹ thuật. 

Cùng với đó, hiện nay, toàn quốc thiếu khoảng 5.600 giáo viên tiếng Anh và 5.600 giáo viên Tin học ở tiểu học.

Nguồn: Báo giáo dục Việt Nam

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

Đại học Công nghiệp kỷ luật nhiều cán bộ vì thu tiền chống trượt tiếng Anh

Trưởng khoa Ngoại ngữ bị cảnh cáo; nữ giảng viên hướng dẫn sinh viên đánh dấu bài thi tiếng Anh bị chấm dứt hợp đồng giảng dạy.

Ngày 11/1, Đại học Công nghiệp Hà Nội ra quyết định kỷ luật cán bộ, giảng viên liên quan đến việc Khoa Ngoại ngữ tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh khi chưa được nhà trường phê duyệt đề án, thu tiền chống trượt của sinh viên. 

Trưởng khoa Ngoại ngữ Hoàng Ngọc Tuệ bị cảnh cáo do chưa tuân thủ quy trình khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý, để cá nhân thuộc quyền quản lý vi phạm quy định nhà giáo, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường. 

truong dh cong nghiep

Giảng viên khoa Ngoại ngữ Nguyễn Thị Lệ Thủy do triển khai công việc chưa phù hợp, gây hiểu sai chủ trương của khoa và trường bị kiểm điểm, phê bình.
Hướng dẫn sinh viên cách đánh dấu bài thi, giảng viên Phạm Tố Linh bị chấm dứt hợp đồng giảng dạy, nhưng được tạo cơ hội làm việc ở vị trí khác nếu có nhu cầu. Hội đồng kỷ luật xác định bà Linh chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình, quy định chuyên môn đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử trong công việc, có những phát ngôn chưa chuẩn mực, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.

Đại học Công nghiệp cũng kiểm điểm, phê bình, hạ bậc đánh giá các cán bộ quản lý Khoa Ngoại ngữ, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Thanh tra giáo dục do thiếu kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo của Khoa Ngoại ngữ.

Trước đó khi có thông tin phản ánh Đại học Công nghiệp Hà Nội tạo dựng những kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh, mở lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ nhưng thực chất là thu của mỗi sinh viên 1,9 triệu đồng để chống trượt, Bộ Công thương đã lập tổ xác minh.

Ngày 20/12, Thanh tra Bộ kết luận Trưởng khoa Ngoại ngữ Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngoại ngữ tại trường trong khi đề án, chương trình học bổ sung kiến thức chưa được hiệu trưởng phê duyệt. Trưởng khoa tự quyết định thành lập lớp, sử dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của nhà trường, đưa ra mức thu không có cơ sở, thu tiền của sinh viên không có phiếu thu.
Khoản tiền đã thu được quản lý tại Khoa Ngoại ngữ chưa nộp về nhà trường theo quy định và tự quyết định một số chi phí; tổ chức kiểm tra không tuân thủ quy định của trường về tổ chức hoạt động đánh giá kết quả học tập sinh viên.

"Việc phát ngôn của một số giáo viên thiếu trách nhiệm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, quy chế làm việc của trường. Lãnh đạo nhà trường chưa kịp thời kiểm tra, không có biện pháp xử lý về các vi phạm trên", kết luận nêu.

Bộ Công thương yêu cầu Đại học Công nghiệp Hà Nội chấm dứt việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên không đảm bảo quy định của pháp luật, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có liên quan. 

Nguồn: Vnexpress

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Muốn nói Tiếng Anh "sang miệng", bạn nhất định phải biết đến phương pháp này

Đây là những cách nói tắt thường được dùng rất nhiều trong các bài hát, bộ phim và giao tiếp hàng ngày của người bản xứ.

Có lẽ không ít người người từng nghe thấy những từ như "goona" hay "wanna" trong các bài hát hay bộ phim bằng tiếng Anh và cảm thấy rất lạ lùng, không hiểu đây là từ gì. Tuy không phải là tiếng Anh đúng chuẩn nhưng chúng không phải là tiếng lóng (slang) đâu nhé. Thực chất đây là dạng nói tắt của một số cụm từ thông dụng trong đời sống để đem lại sự tiện lợi trong giao tiếp. Những từ này thường được dùng rất nhiều trong những bài hát, bộ phim và giao tiếp hàng ngày của người bản xứ.

Cũng tương tự như “slang", nếu hiểu được và biết cách sử dụng những từ nói tắt này một cách phù hợp khi nói chuyện bằng Tiếng Anh, đảm bảo bạn sẽ trở nên "ngầu" và sành điệu hơn rất nhiều. Dưới đây là một số từ nói tắt thường được sử dụng để bạn dễ dàng áp dụng hàng ngày! Nhiều người nhận xét rằng nói tắt như thế này sẽ "sang mồm" hơn rất nhiều so với việc nói rõ từng từ một.

hoc noi tieng Anh


1. Ain’t = Am not/are not/is not = Không phải, không thấy
Ví dụ: She ain’t hungry. (Cô ấy không thấy đói)
2. Wanna = Want to = Muốn
Ví dụ: I wanna go home. (Tôi muốn về nhà)
3. Whatcha = What are you = Bạn…cái gì vậy?
Ví dụ: Whatcha doing? (Cậu đang làm cái gì vậy?)
4. Kinda = Kind of = Khá là
Ví dụ: Anna’s kinda cute. (Anna khá là dễ thương.)
5. Outta = Out of = Hết
Ví dụ: I’m outta money. (Tôi hết tiền rồi.)
6. Gimme = Give me = Đưa tôi
Ví dụ: Gimme more sugar. (Đưa thêm cho tôi ít đường.)
7. Lotsa = Lots of = Rất nhiều
Ví dụ: He has lotsa money. (Anh ta có rất nhiều tiền.)
8. Dunno = Don’t know = Không biết
Ví dụ: I dunno. (Tôi không biết.)
9. Lemme = Let me = Để tôi
Ví dụ: Lemme do it for you. (Để tôi làm nó cho bạn.)
10. Cos = Because = Vì
Ví dụ: I cry cos I’m in pain. (Tôi khóc vì đang bị đau)
11. Innit? = Isn’t it? = Phải không
Ví dụ: It’s blue, innit? (Đây là màu xanh, phải không?)
12. I’mma = I’m going to = Tôi sẽ
Ví dụ: I’mma talk to my mother. (Tôi sẽ nói chuyện với mẹ)
13. Oughta = Ought to = Nên
Ví dụ: You oughta phone your brother. (Bạn nên gọi điện cho anh trai đi.)
14. Cmon = Come on = Thôi nào
Ví dụ: Cmon, let’s do it together! (Thôi nào, hãy cùng làm việc này với nhau nhé!)
15. Ya = You = Bạn/anh/em...
Ví dụ: I miss ya! (Em nhớ anh!)

Nguồn: Kenh14

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Học tiếng Anh: Những kiểu “lý do” để từ chối hợp lý nhất

Các kiểu “lý do" được dùng trong tiếng Anh một cách phổ biến khi bạn có ý muốn từ chối một lời đề nghị nào đó từ người khác, đơn giản vì bạn không thích hoặc những lý do khác. Nhưng bạn không biết làm cách nào để từ chối cho hợp lý, lịch sự và đối phương vẫn cảm thấy thoải mái, dưới đây là một số gợi ý.

Bước 1: Hãy đảm bảo bạn đã xem kỹ video



Vì nội dung kiến thức được tổng hợp dựa trên các tình huống cụ thể đã được dựng lại trong video nên để hiểu kỹ bài học, các bạn cần xem video trên ít nhất là 1 lần nhé. Các từ vựng, cấu trúc hay thì phải đi cùng với các tình huống thực tế cụ thể sẽ giúp các bạn dễ học và ghi nhớ dài lâu hơn

Bước 2: Tổng hợp kiến thức

Pretend to be busy.

Bạn là một cô gái xinh gái hay được nhiều chàng trai ngỏ lời đi chơi ( hang out ), hẹn hò nhưng bạn không thích. Hay bạn là một người không thích đi chơi quá nhiều, không thích tụ tập hay đơn giản chỉ vì bạn muốn nghỉ ngơi nhưng những lời mời cứ ập tới. Nhưng các bạn lại dùng các câu nói quá đơn giản và không lịch sử như:

• I’m busy. - Tôi bận rồi.

• No, I’m sorry. - Không, tôi xin lỗi.

Điều này sẽ khiến đối phương không thoải mái đó! Cách giải quyết là gì nhỉ? Dưới đây sẽ gợi ý lại một số cách để từ chối lịch sự mà không mất lòng người khác:

• Sorry, I’m busy right now. - Xin lỗi, bây giờ tôi có hơi bận.

• Maybe another time. - Lần khác được không?

Something came up.

Bạn có một cuộc hẹn với ai đó, tuy nhiên bạn lại có việc đột xuất hoặc lí do nào đó khiến bạn không thể tham gia được, vậy làm cách nào để xử lý tình huống này nhỉ?

• Something came up = I have something to do. -Một số chuyện đã xảy ra/ Tôi có một số thứ phải làm

• Take a rain check - Hẹn lần sau/dịp khác nhé! ( Cụ thể: Bạn sẽ dùng cụm từ này để từ chối và đồng thời cũng mang nghĩa là bạn sẽ suy nghĩ về điều đó, hoặc dịp khác thì sao? )

Not to do something?

Khi ai đó muốn nhờ bạn làm một việc gì đó mà bạn không muốn làm, muốn từ chối nhưng lại sợ phật ý đối phương hoặc không biết cách từ chối sao cho hợp lý. Không lo, dưới đây sẽ tổng hợp một số cách cho bạn đây:

• I’m not feeling too well. - Tôi cảm thấy không được tốt/ khỏe cho lắm!

• I have to study.- Tôi phải học. (hoặc bạn có thể tìm các động từ khác để thay thế nhé!)

• I got called into work. - Tôi phải quay lại làm việc rồi.

• I have to get the cat to the vet. - Tôi phải đưa con mèo tới chỗ bác sĩ thú y ( Nếu bạn không nuôi mèo thì đừng dùng câu này nhé!)

• There’s been an emergency and my brother is in a hospital. - Đã có một trường hợp khẩn cấp và anh tôi thì đang ở trong bệnh viện. ( Hạn chế dùng câu này một chút hoặc trong tình huống thực sự cần phải dùng đến nhé!)

Một số từ vựng chú ý trong đoạn đối thoại:

• Emergency: Trường hợp khẩn cấp.

• Reschedule: Đổi lịch.

• Vet: Bác sĩ thú y.

• Postpone: Trì hoãn.

Khi đã đưa ra lí do thì bạn cũng cần phải kèm theo một lời xin lỗi để bày tỏ sự tiếc nuối và sự thật lòng xin lỗi của mình nhé!

• My apologies for … - Lời xin lỗi cho ...

VD: My apologies for being late. - Xin lỗi vì đã đến trễ.

Chú ý

Trong bất cứ tình huống nào, nếu bạn xin lỗi vì vô vàn lí do, và cho dù đó có là lí do chính đáng hay chỉ là lời biện minh, để đối phương tin và cảm thấy thoải mái, không bực tức thì không chỉ các câu nói, từ nói phải chuẩn, mà bạn cũng cần để ý đến ngữ điệu của câu nói, thái độ của bản thân nữa nhé. Thường thì bạn cần phải tỏ ra vô cùng tiếc nỗi, và có sự thật thà trong những câu lí do của mình.

Điều này vô cùng quan trọng đó nhé, phải vô cùng cần thận với những lí do và lời xin lỗi của mình để mọi chuyện được giải quyết êm đẹp nhé!

Bước 3: Tổng kết

Vậy là sau 1 video chưa quá 5 phút bạn đã có thêm rất nhiều từ vựng, cấu trúc, kiến thức về cách đưa ra các lý do, cách nói lời xin lỗi sao cho hợp lý nhất trong các tình huống cụ thể rồi đúng không?

Nhưng nhớ là đừng áp dụng quá máy móc nhé, bạn cần có sự kết hợp câu nói, cách nói và cụ thể từng tình huống để hiệu quả nhất.

Nguồn: Dân trí

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Liệu có thể "chống trượt" tiếng Anh cả đời

Vừa qua, vụ việc nhiều sinh viên Trường Đại học (ĐH) Công nghiệp Hà Nội được phép đóng khoảng 1,9 triệu đồng để “chống trượt” môn tiếng Anh, đảm bảo đủ hồ sơ đẹp tốt nghiệp đại học bị vỡ lở (qua những clip quay lén cảnh giáo vụ và sinh viên trao đổi chuyện “bảo kê” điểm tiếng Anh) khiến dư luận xôn xao. 

chong truot tieng Anh


Qua xác minh các nội dung phản ánh, các tài liệu chứng cứ, giải trình của tập thể, cá nhân có liên quan, Thanh tra Bộ Công thương kết luận về một số điểm sai phạm như: Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngoại ngữ trong khi đề án, chương trình học bổ sung kiến thức chưa được hiệu trưởng phê duyệt; Trưởng khoa Ngoại ngữ tự quyết định thành lập lớp, sử dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của nhà trường, đưa ra mức thu không có cơ sở, thu tiền của sinh viên không có phiếu thu, khoản tiền đã thu được quản lý tại Khoa Ngoại ngữ chưa nộp về nhà trường theo quy định và tự quyết định một số chi phí... Hiện Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng tiến hành thanh tra Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội về công tác tổ chức học và thi chứng chỉ tiếng Anh chuẩn đầu ra trình độ ĐH. 

Với 1,9 triệu đồng, sinh viên có thể yên tâm có một bảng điểm đẹp với môn tiếng Anh đạt trình độ cử nhân ra trường để đi xin việc. Khi mà giáo dục ĐH đã có những bước tiến đáng kể, nhiều trường ĐH trong cả nước có nhiều hệ dạy sinh viên 100% bằng tiếng Anh, nhiều chương trình liên kết với nước ngoài được triển khai rầm rộ, thì ở đâu đó, đa số sinh viên vẫn được học tiếng Anh theo kiểu đối phó, “chống trượt”. Báo chí gần đây đề cập nhiều về sự ảnh hưởng của công nghiệp 4.0 đến toàn bộ đời sống của chúng ta trên phạm vi toàn cầu. Ở đây, xin đừng nói đến những ứng dụng to tát vào nền giáo dục, vào dạy và học tiếng Anh, mà chúng ta chỉ cần học tiếng Anh, dạy tiếng Anh cho sinh viên với trình độ “A, B, C” đúng nghĩa, hãy dạy chuẩn ở mức “một chấm không, hai chấm không” thôi đã, thế là tốt rồi. Còn hơn chúng ta thu tiền và cho sinh viên thi “bất khả trượt”. 

Bởi vì, khi các cử nhân ra trường, đi xin việc, thì bất cứ việc gì nếu có môi trường tiếp xúc với người nước ngoài, là cái bằng có “chống trượt” tiếng Anh sẽ bị lộ trình độ thật ra hết. Tôi đã chứng kiến nhiều em sinh viên tốt nghiệp ĐH làm thu ngân ở siêu thị lớn, cứ phải giơ tay chỉ vào máy rồi làm động tác giơ thẻ ngân hàng ra để giải thích với khách Hàn Quốc về thanh toán thẻ. Tôi đã chứng kiến nhiều sinh viên có bằng nọ bằng kia, làm đến chức khá to ở một tập đoàn mà ra sân bay, gặp người nước ngoài nói vài câu xã giao cũng lúng túng như “gà mắc tóc”, rồi dẫn đến mất tự tin chứ chưa nói đến chuyện đi hội thảo quốc tế nhìn thấy người nước ngoài là né, vì ngại “lòi đuôi” ra là không biết giao tiếp tiếng Anh. 

Với các bạn sinh viên đã và đang nộp tiền “chống trượt” tiếng Anh, có thể vì lý do nào đó, bận rộn học hành nhiều môn, đi làm thêm… nên trong 4 năm ở trường đại học, các bạn đã không học đạt trình độ 5 điểm tiếng Anh “đầu ra”. Tôi và một số người thông cảm điều đó, vì nhiều lẽ. Nhưng, chính các bạn đừng nên “thông cảm” cho mình. Hãy bổ sung những chỗ còn thiếu trong môn tiếng Anh ngay lập tức. Không bao giờ muộn. Chỉ 6 tháng lúc chờ xin việc mà học nghiêm túc, có thể chỉ cần học qua mạng, YouTube với vài trăm ngàn đồng và 1 chiếc điện thoại có 3G, 4G, bạn hoàn toàn có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh khi đi xin việc. Hoặc hay như thời xưa của chúng tôi, cứ học thuộc lòng 10 câu, 20 câu, rồi 100 câu tiếng Anh giao tiếp phổ thông, sẽ vẫn hơn nhiều so với việc bạn cầm tấm bằng “chống trượt” mà không “bật” ra được vài câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản. 

Chúng ta đừng nói đến những chuyện lớn lao về thời đại 4.0, khi mà môn tiếng Anh trong một số trường ĐH vẫn còn cảnh mua điểm, “chống trượt” ngang nhiên như thế. 

Nguồn: Internet
 
function remove_hentry( $classes ) { if (is_page() || is_archive()){$classes = array_diff( $classes, array('hentry'));}return $classes;} add_filter( 'post_class','remove_hentry' );