Học tiếng Anh hiệu quả cùng Benative

Đến với Benative để học tiếng Anh hiệu quả cùng người bản xứ

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Mẫu báo cáo tiếng Anh thông dụng cho người đi làm

Ai đi làm chắc đều hiểu nỗi ám ảnh khi phải viết báo cáo cuối tháng, báo cáo sau mỗi dự án. Đặc biệt nếu bạn làm việc tại tập đoàn đa quốc gia, hoặc có khách hàng nước ngoài, nhiệm vụ viết báo cáo bằng tiếng Anh sẽ càng cam go hơn.
Mẫu báo cáo tiếng Anh thông dụng cho người đi làm


Để giúp bạn gỡ rối phần nào, mình sẽ mách nhỏ một số từ vựng, mẫu câu và lưu ý thông dụng cho bản báo cáo tiếng Anh hoàn hảo nhất.

Giới thiệu nội dung báo cáo

- The following report describes / evaluates / outlines / provides an account of…
Bản báo cáo sau đây sẽ mô tả / đánh giá / vạch ra / trình bày…
- The aim /purpose of this report is to…
Mục đích của bản báo cáo này là nhằm…
- This report is produced in response to…
Bản báo cáo này nhằm phản hồi lại vấn đề…

Trình bày số liệu, thông tin, nguyên nhân

- What is known about….is mainly based on….
Những thông tin thu thập được về…chủ yếu dựa trên…
- Expected effects on sales / branding / customer service….would be…
Chúng tôi dự đoán giải pháp này sẽ tác động đến doanh thu bán hàng / nhận diện thương hiệu / dịch vụ khách hàng…theo hướng…
- The collected data of…revealed that…
Dữ liệu thu được từ….đã chỉ ra rằng…
- A vast majority of attendees mentioned / expressed / proved that…
Phần đông những người tham gia khảo sát đề cập / bày tỏ / cho thấy…

Kết luận báo cáo

- For the reasons given above,…
Từ những lý do đề cập ở trên, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng…
- The conclusions to be drawn from these facts is that…
Những kết luận thu được gồm:
- I believe / trust / hope that the report will receive due consideration.
Tôi hi vọng / tin / mong rằng bản báo cáo sẽ được xem xét kỹ lưỡng.

Đưa ra đề xuất

- It might be advisable / preferable / desirable / commendable to…
Để cải thiện tình hình, công ty có thể áp dụng biện pháp…
- In the light of the survey, I make the following recommendations.
Dựa trên kết quả khảo sát, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau.
- I strongly recommend that…/ I have no hesitation in recommending that… / I am of the opinion that…
Tôi đề xuất rằng…
- It would be to our advantage if…
Tôi tin rằng công ty sẽ có ưu thế nếu…

Một số lưu ý khác

Cách bạn lựa chọn sắc thái, giọng điệu cũng đóng vai trò quan trọng, thể hiện sự chuyên nghiệp với sếp và đối tác. Khi viết báo cáo bằng tiếng Anh, bạn cần lưu ý:
  • Tránh đặt câu hỏi trực tiếp (What can we do to improve these figures?)
  • Tránh dùng đại từ nhân xưng You (After comparing five concepts, you will understand that…)
  • Tránh dùng những từ đa nghĩa, dễ gây hiểu lầm kiểu get, change, take. Bạn nên tra nghĩa để tìm từ ngữ cụ thể, thích hợp nhất.
VD: từ change nên được diễn tả chi tiết hơn kiểu adjust (điều chỉnh), vary (đa dạng hóa)…
  • Nên dùng mẫu câu bị động để giữ tính khách quan cho bản báo cáo
VD: We can calculate the video metrics by using these five strategies.
=> The video metrics could be calculated by using these five strategies.

Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Khắc phục 8 lỗi thường xuyên mắc phải trong bài thi IELTS

So với các kì thi tiếng Anh khác, bài thi IELTS luôn nhận được sự quan tâm nhiều hơn cả. Điểm thi IELTS cao là lợi thế rất lớn nếu bạn muốn du học hoặc có những bước tiến trong sự nghiệp, nhưng để có được số điểm như mong muốn không hề dễ dàng, nhất là khi bạn liên tục phạm lỗi và bị mất điểm “oan” khi làm bài.

Dưới đây là danh sách 8 lỗi thí sinh thường mắc phải khi làm bài thi IELTS và cách khắc phục.

Đừng viết quá dài

Khắc phục 8 lỗi thường xuyên mắc phải trong bài thi IELTS
Đây là lỗi đáng tiếc nhất khi làm bài thi IELTS vì nó đã được yêu cầu rất rõ trên đề bài. Nếu câu hỏi yêu cầu trả lời “No more than 3 words” nghĩa là bạn viết đáp án có 4 chữ cũng sẽ mất điểm. Không phải lúc nào viết dài cũng tốt đâu nhé!

Đừng viết quá ngắn

Quá dài không tốt nhưng cũng đừng vì vậy mà viết quá ngắn. Nếu đề bài yêu cầu bạn viết 250 từ cho bài luận và 150 từ cho báo cáo hoặc thư, nghĩa là những bài viết ngắn hơn số chữ yêu cầu cũng sẽ mất điểm.

Một bài viết dài không bảo đảm cho bạn số điểm cao

Một bài viết dài đằng đặc không đồng nghĩa với số điểm tuyệt đối. Đây cũng là một lầm tưởng thường gặp đối với những người lần đầu thi IELTS (nhất là những bạn học sinh – sinh viên đã quen với cách viết văn Việt Nam). Thực chất, càng viết dài, rủi ro mắc lỗi và mất điểm càng cao, chưa kể đến việc bạn sẽ viết lan man và dễ bị lạc đề.

Không được đổi chủ đề

Thông thường, khi gặp phải chủ đề mình không hiểu rõ, các thí sinh thường tìm cách “lái” nó sang một chủ đề khác. Tuy nhiên, bất kể bài viết của bạn có hay và thuyết phục đến mức nào, lạc đề cũng sẽ không được tính điểm.
Một sơ suất khác của thí sinh là bỏ qua những điểm được nêu ra và hướng dẫn trong đề bài. Mỗi một vấn đề đều phải được làm rõ vì thang điểm của bài viết cũng sẽ dựa vào đây để đánh giá.

Đừng học thuộc lòng

Khắc phục 8 lỗi thường xuyên mắc phải trong bài thi IELTS
Đôi lúc, một trí nhớ tốt cũng sẽ “phản chủ”! Vài thí sinh, khi nhìn thấy một topic quen thuộc, sẽ cố gắng nhớ đến các bài “văn mẫu” mình đã đọc trước đó và viết lại. Tuy nhiên, các giám khảo sẽ nhanh chóng phát hiện ra “mánh” này của bạn mà thôi! Điểm số cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng khá lớn.

Chất giọng thực sự không quan trọng. Quan trọng nhất là cách phát âm!

IELTS là một kì thi dành cho những người tại các quốc gia không nói tiếng Anh, vì vậy, họ sẽ không đánh giá bạn nếu bạn nói tiếng Anh đặc giọng…Việt Nam. Điều quan trọng nhất vẫn là phát âm chính xác, nhấn âm đúng lúc. Chỉ cần bình tĩnh và phát âm thật tốt, bạn không có gì phải lo lắng về bài thi nói của mình.

Cách bạn diễn đạt quan trọng hơn ý tưởng

Nhiều thí sinh cho rằng đưa ra những ý kiến khác lạ hoặc sai lệch có thể ảnh hưởng đến điểm số nhưng sự thật không phải vậy. Không có ý kiến nào là hoàn toàn đúng hoặc sai, vì vậy, nó không quá quan trọng như bạn nghĩ. Số điểm bài viết chủ yếu sẽ dựa vào cách bạn diễn giải và chứng minh ý kiến của mình mà thôi.

Các từ liên kết: Đừng dùng tùy tiện

Những người hiểu yêu cầu của bài thi viết IELTS đều biết rằng tính mạch lạc và liên kết ý là quan trọng nhất. Vậy còn gì phù hợp hơn là sử dụng thật nhiều liên kết từ đúng không? Sai hoàn toàn.
Việc lạm dụng liên kết từ cũng sẽ khiến bài viết của bạn bị đánh giá thấp vì dễ khiến mạch văn bị rối và thiếu mạch lạc.

Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Học tiếng Anh như một đứa trẻ có gì tốt

Bạn đã bao giờ thắc mắc, rằng: Tôi học tiếng Anh đã hơn 10 năm, thay đổi rất nhiều trung tâm, thi được bằng cấp, tín chỉ nhưng vẫn không thể nói năng lưu loát như một đứa trẻ người bản xứ 10 tuổi, vậy sự khác biệt là gì?

Theo nhiều nghiên cứu, con người đã có sự phản xạ với ngôn ngữ và âm thanh ngay từ trong bụng mẹ. Quá trình học ngôn ngữ của trẻ em nhanh chóng và hiệu quả nằm ở 3 điều kiện:

1. Học từ tình huống thực tế

Trẻ em 2-3 tuổi thường lắng nghe cách nói chuyện của bố mẹ và những người xung quanh và bắt chước rồi dần dần tự hình thành nên vốn từ cho mình. Khi lớn lên đôi chút, bé đến trường, gặp gỡ nhiều người hơn, cách nói chuyện của bé cũng sẽ thay đổi, phức tạp hơn, dùng từ linh hoạt hơn… nhờ có nhiều va chạm, gặp được nhiều tình huống giao tiếp hơn lúc ở nhà.

2. Hấp thụ ngôn ngữ bằng cách quan sát và lắng nghe

Trước khi biết nói, con người đã có nhận thức về việc giao tiếp của thế giới xung quanh mình thông qua thính giác và thị giác. Bé dành những năm tháng đầu đời lắng nghe bố mẹ trò chuyện, nghe nhạc… rồi mới bắt đầu bập bẹ những tiếng đầu tiện. Đây cũng là nguyên lý trước khi bắt đầu học bất kì ngoại ngữ nào: Nghe trước, nói sau.

3. Thực hành liên tục

Những đứa trẻ bản xứ hoặc trẻ học trong trường Quốc tế có lợi thế lớn là cơ hội giao tiếp 100% tiếng Anh hoặc phần lớn thời gian ở trường học với thầy cô, bạn bè. Việc thực hành nghe-nói thường xuyên là yếu tố cốt lõi giúp việc giao tiếp ngôn ngữ trở nên tự nhiên, lưu loát hơn.
Nếu muốn nói tiếng Anh lưu loát, tự tin và trôi chảy như người bản ngữ, bạn nên áp dụng 3 điều kiện này vào phương pháp học của mình, đây cũng là điều được nhiều người học tiếng Anh thành công trên thế giới áp dụng.

a. Các bài học tương tác

Muốn giỏi giao tiếp tiếng Anh, bạn phải bỏ phương pháp đọc - chép thông thường. Thay vào đó, cần chăm thực hành các bài học tương tác, giao tiếp thật, trải nghiệm thật. Bạn có thể thực hành với bạn học hoặc giáo viên, tốt nhất là người bản ngữ. Đây là lúc bạn phát hiện ra các thiếu sót và tìm cách khắc phục. Dần dần, bạn sẽ tự tin hơn với khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình.

b. Nguồn tài liệu đa dạng, thú vị

Những đứa trẻ hứng thú với ngôn ngữ bởi chúng muốn lắng nghe giọng của bố mẹ, vì thích nghe tiếng nhạc và hình ảnh trong bộ phim hoạt hình… Cũng tương tự như thế, để khơi dậy hứng thú, bạn cần thay những quyển giáo trình khô khan bằng những thứ bạn thực sự thích thú: 1 bộ phim sitcom, 1 bài hát tiếng Anh hoặc thậm chí là những buổi họp mặt với những người yêu thích tiếng Anh. Các hoạt động yêu thích sẽ giúp bạn thêm hứng thú và không bỏ cuộc giữa chừng.

c. Thực hành giao tiếp tiếng Anh thường xuyên với người bản ngữ


Nếu không có điều kiện giao tiếp hằng ngày, bạn nên lựa chọn các trung tâm hoặc câu lạc bộ ngoại ngữ có nhiều người bản ngữ và dành nhiều thời gian nhất có thể để trò chuyện cùng họ.

Luôn không ngừng cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh, chương trình học tại Benative tập trung giúp học viên tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên như những đứa trẻ. Thông qua các bài học tương tác, nguồn tài liệu phong phú, giáo trình hiện đại, đặc biệt là phương pháp học tiếng Anh qua phim sitcoms, bạn không chỉ cải thiện ngoại ngữ mà còn được tiếp thêm cảm hứng với tiếng Anh. Ngoài ra, môi trường học 100% giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ cùng các câu lạc bộ tiếng Anh cũng là cơ hội để bạn được thực hành khả năng giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ của mình.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Học tiếng Anh ở phổ thông: Thiếu môi trường cọ xát

Theo một số chuyên gia, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thực tế việc dạy/học tiếng Anh ở phổ thông hiện nay, chưa đạt mục tiêu như mong muốn. Học sinh đến lớp học nhưng không được “hành” vì sĩ số quá đông, chương trình dài trong khi thời lượng ít. 

Kiểm soát tiếng ồn mất 1/3 thời gian tiết học

Năm nay Bảo An học lớp 2 ở một trường công lập tại Hà Nội. Vào năm học này, cháu được học Toán bằng tiếng Anh. Cháu bảo: “Chán lắm mẹ ạ. Toàn những từ mới lạ ơi là lạ, con chưa từng được học. Thế mà lại phải giải cả Toán bằng tiếng Anh. Con giơ tay đẹp, có khi giơ tay cao, cô cũng không gọi phát biểu. Nói chung, học chả vui bằng ở trung tâm”.
Được biết, gia đình đang đóng tiền học cho An ở một trung tâm ngoại ngữ với số tiền hơn 40 triệu đồng/năm để nâng cao thêm kĩ năng. Cháu cũng cho biết, lớp mình đang học có sĩ số 65 bạn.
Câu chuyện trên đây không riêng của cháu Bảo An là tình trạng chung ở nhiều trường phổ thông công lập trên cả nước.
Cô T., một giáo viên dạy tiếng Anh liên kết cho 4 trường phổ thông công lập trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, cơ sở vật chất dành cho các trường công lập hiện nay không đến mức quá kém nhưng giáo viên áp lực nhất là lượng học sinh quá đông, trong khi thời lượng số tiết/tuần ít.

Học tiếng Anh ở phổ thông: Thiếu môi trường cọ xát

Bài dài nhưng thời lượng dạy không nhiều nên học sinh khó đạt được yêu cầu khi học trên lớp. (Ảnh: Minh họa)
“Hiện hầu hết các trường đều có ti vi màn hình lớn hoặc máy chiếu đầy đủ để thực hiện các tiết học Ngoại ngữ qua giáo án điện tử giúp học sinh hứng thú hơn.
Điều này khác với nhiều năm trước, khi giáo viên phải dạy “chay” thì nay có sự hỗ trợ của máy móc và mạng Internet. Giáo viên có thể tham khảo tài liệu trên mạng để đưa vào bài giảng”, cô T. cho hay.
Tuy nhiên, theo giáo viên này, người dạy rất áp lực do sĩ số quá đông. Hiện nay mỗi lớp học trong tình trạng 50- 60 học sinh, trong giờ học, giáo viên kiểm soát tiếng ồn đã mất 1/3 thời gian, làm ảnh hưởng đến thời gian dạy và không thể sâu sát đến từng học sinh.
“Thứ hai, chúng tôi không phản đối gì về chương trình môn Ngoại ngữ cấp phổ thông nhưng thực tế giảng dạy, bài thì dài mà thời lượng dạy không nhiều nên rất khó đạt được yêu cầu khi học trên lớp.
Nếu bắt học sinh ngồi ghi chép, chúng tôi kiểm soát tiếng ồn rất tốt nhưng đặc trưng của môn tiếng Anh là phải tương tác bằng các hoạt động, các game show nho nhỏ.
Nhưng một khi tạo ra các trò chơi thế này, chắc chắn gây ra sự xáo trộn. Do sĩ số quá đông, giáo viên theo kiểm soát tiếng ồn sẽ “cháy” giáo án”, cô T. cho biết.

Học nhưng không “hành”

Thầy Nguyễn Quốc Bình - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, hiện là Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội cho rằng, nhìn một cách khách quan và thẳng thắn, việc dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông hiện chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Có nhiều lý do nhưng theo ông, lý do cơ bản và được nhiều người nói từ lâu là trình độ, năng lực và phương pháp giảng dạy Ngoại ngữ của chúng ta hiện nay còn hạn chế.
Thứ hai là động cơ học tập chưa rõ ràng ở phần lớn các học sinh. Với thời lượng 3 tiết/tuần và với cách dạy cổ điển, chưa được tiếp cận với phương pháp mới, hiện đại nên hiệu quả chưa cao. Có chăng, hiệu quả chỉ tập trung ở một số thành phố lớn, một số trường top đầu, có điều kiện.

Học tiếng Anh ở phổ thông: Thiếu môi trường cọ xát

Do các em chưa có môi trường cọ xát trong các giờ học nên chưa đạt được mục đích như mong muốn. (Ảnh: Minh họa). 
Đặc biệt, theo hiệu trưởng này, do các em chưa có môi trường cọ xát trong các giờ học nên chưa đạt được mục đích như mong muốn. Do vậy, thực tế nhiều gia đình đóng rất nhiều tiền để con em học thêm trung tâm bên ngoài.
“Ở trường Việt Đức ngày xưa của chúng tôi, cơ sở vật chất hỗ trợ cho môn Ngoại ngữ khá đầy đủ như máy chiếu, máy cassete, bảng tương tác… Nhưng phương tiện vẫn chỉ là phương tiện, quan trọng là phương pháp truyền đạt sao cho tăng tính tương tác giữa thầy/trò, giữa trò với trò để tăng cường hiệu quả. Điều này khối trường ngoài công lập thực hiện tốt hơn nhiều so với trường phổ thông công lập”, thầy Bình nói.
Điều này cũng được cô Lê Thị Chính, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT chuyên ngữ, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Newton đồng tình.
Cô Chính cho rằng, Đã có nhiều đánh giá tổng kết về việc học sinh phổ thông học Ngoại ngữ ở nhà trường xong nhưng vẫn không nắm được gì, có chăng biết rất ít.
Do vậy theo cô Chính, số tiết phải đảm bảo đủ, sao cho học sinh được học đi học lại hàng các em mới nhớ.
“Ở trường ngoài công lập, nhà trường đầu tư nhiều tiết tiếng Anh để các em được lặp đi lặp lại mới nhớ. Thực trạng hiện nay, môi trường xung quanh toàn tiếng Việt, nếu chỉ có thời lượng 3-4 tiết/tuần như hiện nay, việc dạy/học Ngoại ngữ trong nhà trường rất khó khăn.
Ngoài ra, sĩ số các lớp từ 50-60 học sinh, các em không được cô giáo gọi đứng lên để nói, không có môi trường cọ xát, các em không thể tiến bộ được. Đó là thực tế nếu không thay đổi”, cô Chính chia sẻ.

Nguồn: Dân trí
 
function remove_hentry( $classes ) { if (is_page() || is_archive()){$classes = array_diff( $classes, array('hentry'));}return $classes;} add_filter( 'post_class','remove_hentry' );